Domain là gì? Phải nói domain hay tên miền đối với các cá nhân hay chủ doanh nghiệp là mối quan tâm đầu tiên khi xây dựng và phát triển website. Nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn về các khái niệm domain hay các khái niệm liên quan đến domain.
Domain là gì?
Domain hay tên miền là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet. Nơi mà mọi người sử dụng để search trên trình duyệt để truy cập vào một website bất kỳ. Domain được thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái thay cho địa chỉ IP của máy chủ.
Nói một cách dễ hiểu hơn là nếu website của bạn là ngôi nhà thì domain sẽ là địa chỉ nhà của bạn. Còn trực quan hơn bạn có thể xem Vietnix ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ: Máy tính đang sử dụng IP 192.158.1.38 đây là một chuỗi các dãy số dài và khó nhớ. Cho nên, tên miền được phát triển hỗ trợ cho người dùng truy cập vào website dễ dàng hơn rất nhiều thay vì phải nhớ và truy cập chuỗi IP dài và khó nhớ.
Bây giờ, nếu bạn muốn truy cập một website nào đó, mà không cần phải nhập một chuỗi IP dài và khó nhớ. Thay vào đó, bạn chỉ cần nhập domain name vào trên trình duyệt là có thể truy cập được.

Cách thức hoạt động của tên miền
Để hiểu cách domain thực sự hoạt động như thế nào, cùng Vietnix xem xét điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhập domain vào trình duyệt của mình. Khi bạn nhập một tên miền (domain name) vào trình duyệt web của mình, trước tiên nó sẽ gửi một request đến mạng global gồm các máy chủ DNS.
Sau đó, các máy chủ này sẽ tìm kiếm các nameserver được liên kết với domain và chuyển tiếp request đến các nameserver đó.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn được lưu trữ tại Vietnix, thì thông tin máy chủ định danh (authoritative nameserver) của nó sẽ như sau:
Các nameserver này là do Công ty Hosting của bạn sẽ quản lý. Công ty cung cấp dịch vụ Hosting của bạn sẽ trả về địa chỉ IP máy chủ chứa website của bạn.
Máy chủ này được gọi là máy chủ web (Web Server), nó được cài đặt phần mềm đặc biệt (Apache, Nginx là hai phần mềm máy chủ web phổ biến). Máy chủ web sẽ xử lý request, tìm nạp trang web và các phần thông tin liên quan đến nó. Cuối cùng, nó sẽ gửi dữ liệu này trở lại trình duyệt.

Tổ chức chịu trách nhiệm về domain
ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là tổ chức phi lợi nhuận quản lý DNS và thực hiện các chính sách về domain name. ICANN cấp phép cho các công ty được gọi là Domain Name Registrars cho việc bán domain. Các công ty này sẽ thay mặt bạn thực hiện các thay đổi đối với cơ quan đăng ký domain.
Công ty đăng ký domain có thể bán domain, quản lý hồ sơ, gia hạn và chuyển nhượng cho các công ty đăng ký domain khác.
Các loại domain (tên miền)
Domain có nhiều phần mở rộng khác nhau, phổ biến nhất là .com (chiếm 46.5%) thị trường toàn cầu. Có nhiều tùy chọn khác như .org, .net, .tv, .info, .io,… Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyên bạn nên sử dụng phần mở rộng domain .com.
Hãy cùng xem chi tiết hơn về các loại domain phổ biến khác nhau.

TLD (Tên miền cấp cao nhất) là gì?
TLD là viết tắt của “top-level domain” – Tên miền cấp cao nhất là phần cuối cùng sau dấu chấm của một tên miền và là phần mở rộng domain được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS. Tên miền cấp cao nhất đôi kho có thể được gọi là tên miền cấp 1.
Có rất nhiều tên miền cấp cao nhất, nhưng những TLD phổ biến nhất là .com, .org và .net. Ở Việt Nam phổ biến là .vn. Ngoài ra, các TLD khác ít được biết đến hơn như: .biz, .club, .info, .agency,…
Theo IANA (Internet Assigned Numbers Authority) – là tổ chức cấp phát số hiệu Internet chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại dưới đây:
ccTLD – Tên miền quốc gia cấp cao nhất
Tên miền quốc gia cấp cao nhất (Country-code top-level domain -ccTLD) là các domain được sử dụng ở một quốc gia cụ thể theo mã ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) như .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh, .es cho Mỹ (United States), .es cho Tây Ban Nha,…
Chúng được sử dụng bởi các website muốn nhắm mục tiêu đến người dùng ở một quốc gia cụ thể. Và cho thấy người dùng truy cập đúng địa chỉ trang web của một quốc gia (ngôn ngữ địa phương).

gTLD – (Tên miền cấp cao nhất dùng chung)
Tên miền cấp cao nhất dùng chung (Generic top-level domain – gTLD) là tên miền được sử dụng phổ biến và được dùng trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào.
Phổ biến như .com, .net, .org, .biz, .tech. Có 3 ký tự trở lên trừ .gov, .mil bị giới hạn chủ được dùng trong tổ chức chính phủ (Government) và quân đội (Military) và còn một số dành cho các tổ chức khác nhau.
Trong tên miền cấp nhất dùng chung được chia ra 2 loại: sTLD và iTLD.
sTLD – (Tên miền cấp cao nhất được tài trợ)
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (Sponsored top-level domain) là các tên miền cấp cao bị giới hạn như ở trên đã đề cập như .gov, .mil. Ngoài ra, còn có .edu (cho tổ chức giáo dục), .asia (cho các công ty thị trường Châu Á), .post (cho bưu chính), .coop, .museum,…
uTLD – (Tên miền cấp cao nhất không được tài trợ)
Tên miền cấp cao nhất không được tài trợ (uTLD) cà các tên miền cấp cao chẳng hạn như: .biz, .pro, .name, .info.
iTLD – (Tên miền cấp cao nhất hạ tầng)
Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (Infrastructure top-level domain) là tên miền .arpa đại diện cho ARPA và dành riêng cho ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng.
Các loại tên miền khác
Test top-level domain (tTLD), restricted generic top-level domains (grTLD), Internationalized country code top-level domains (IDN ccTLD),…

Tên miền cấp 2
Phía dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2 (SLD). Tên miền cấp hai là những tên đứng ngay bên trái .com, .net và những tên miền cấp cao nhất khác.
Tên miền cấp 3
Tên miền cấp 3 là tên miền được viết ngay bên trái tên miền cấp hai. Có thể có cả tên miền cấp 4, cấp 5, không giới hạn,…
Tại sao cần có một tên miền?
Hiện nay, trên Internet bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đang muốn phát triển và đưa sự hiện thương hiệu của mình lên Internet đều có đầu tư và sở hữu tên miền. Khi đã có tên miền của riêng mình nó sẽ mang lại cho bạn, doanh nghiệp hay tổ chức là vô cùng chuyên nghiệp.
Có rất nhiều lý do để bạn và doanh nghiệp nên sở hữu tên miền:
- Chuyên nghiệp.
- Bảo vệ bản quyền thương hiệu.
- Xây dựng sự uy tín.
- Phát triển doanh nghiệp với SEO để tiếp cận nhiều khách hàng.